30 thg 11, 2012

Gõ đại

Một thời để nhớ
Gõ đại bởi honngv, 9/2012

Xuất thân từ 'chân đất mắt toét', nhờ ơn Đảng, Bác Hồ (ngày ấy) mà mình cũng vinh dự được một thời sánh vai cùng các anh chị và các bạn trên con đường 'tu nghiệp' tại 1 trong những trường Đại học danh giá nhất cả nước, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Giờ nghĩ nó chẳng là gì, nhưng với riêng mình đó là thời kỳ hạnh fúc nhất, yên bình nhất của cuộc đời. Mình cứ muốn sống mãi với cái cảm xúc lâng lâng khi lần đầu tiên bước vào hành lang (nhớ là mới ở hành lang thôi đấy) nhà C1, nghĩ cứ tiếc cho họ hàng, hàng xóm cùng mấy thằng bạn ở quê không được chiêm ngưỡng, không được dạo bước như mình thế này trong 1 cái hành lang rộng lớn nhường ấy! Và tuy chưa trở thành SV chính thức, nhưng cũng đã nảy chút ‘tự hào’!
 
NHẬP TRƯỜNG

Mình tốt nghiệp fổ thông (hệ 10/10) năm 1969. Khi sắp thi tốt nghiệp, theo fong trào cũng làm hồ sơ thi đại học. Chẳng biết hướng nghiệp là gì, tài liệu hướng dẫn đâu có như bây giờ. Mấy thằng ‘thày fán’ chân đất mắt toét cùng lứa bàn bạc, tranh luận việc chọn trường nọ trường kia. Giờ chẳng nhớ lúc đó đăng ký vào trường nào. Chỉ có độc 1 câu lan truyền trong thiên hạ lúc đó: ‘nhất Y nhì Dược, tạm được Bách khoa’, và với tinh thần quật khởi: học để thoát khổ, thoát nghèo.

Động lực là vậy, nhưng thi tốt nghiệp xong là về lại ngày 2 buổi hết gặt lúa đồng xa đồng gần lại đi nhòm đít trâu (đi cày), gánh fân, nhổ cỏ, đêm lại đập đất đập lúa -  ngày ấy còn hợp tác xã - có ngó ngàng đến sách vở gì đâu, đến nỗi quên cả khái niệm học. Một hôm đi cày về, đang mệt rũ rượi, bụng còn đói run, chú Bưu tá đến đưa cho cái giấy gọi nhập trường. Mừng rú. Giở ra xem thấy giấy báo của Bách khoa. Khốn nỗi có biết Đại học bách khoa là cái mẹ gì đâu, và nó ở đâu cũng tắc tịt. Chạy đi hỏi khắp cả làng mới có vài thông tin lờ mờ. Chưa biết đi Hà Nội theo hướng nào từ cái đường 5 lịch sử quê mình!

Thế là khoảng tháng 8/1969, chẳng tiệc tùng, liên hoan liên hiếc gì như bây giờ, vai toòng teng cái ba lô 3 lá thời chống Pháp, do ông chú để dành từ thời lính Điện Biên, gói độc nhất 2 bộ quần áo cũ và mấy chục đồng bạc, mình tạm biệt đứa em gái, theo chân người yêu hụt (sau này), người cùng xã, cũng được Bách khoa gọi, dưới sự dẫn dắt của ông bố cô nàng lên tàu ‘xuất ngoại’, đi Hà Nội.

Xuống ga Hàng Cỏ, bị ngợp luôn. Vì từ bé chỉ nhìn thấy ô tô chạy trên đường 5, tàu hỏa chạy qua ga Phú Thái, (1 ga nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng), đã biết Hà nội hà ngoại là gì đâu. Bám rít đít ông già và cô bạn, leo tàu điện vào Bách khoa, tất nhiên sau khi húp gọn 1 bát fở và cái bánh mì ở cửa ga, ông già mua cho. Sao ngon thế!

Đến cổng phía đường Nam Bộ (nay chắc không còn tên này, sau này mới biết là cổng Parabol) thấy cái cổng cao vòm vòm mà fát sợ, chẳng giám bước qua, nếu kg có cái huých nhẹ vào lưng của ông già - bố bạn gái. Rồi hình như mấy bố con vào hỏi mấy chú bảo vệ (gác cổng) và được chỉ dẫn: mình fải tách khỏi ông già và cô bạn gái cùng quê vì 2 đứa vào 2 khoa khác nhau: mình - Vô tuyến, cô bạn – Kỹ sư kinh tế (thời đó có khoa này, giờ đổi tên và biến tướng thành gì, hơi đâu mà tìm hiểu!). Đành fải tạm biệt ông bố hụt nhiệt tình chất fác nhà nông và cô bạn đáng yêu, hẹn ngày gặp lại. Giờ chẳng còn nhớ nộp giấy tờ và được nhận tạm vào khoa như thế nào nữa, (sau còn kiểm tra kiến thức mới được vào chính thức).

ĐHBK ngày đầu thành lập

Chỉ nhớ thằng bạn đầu tiên giữa ‘thiên đường đại học’ là 1 thằng cũng chẳng hơn gì mình, cùng 1 duộc ‘cua bò đường nhựa’. Có lẽ chính vì thế mà 2 thằng rất thân nhau, đi đâu cũng fải đủ 2 đứa. (Giờ đã là ông nội, ông ngoại cả rồi, nhưng cứ gọi nhau như thế cho nó... trẻ. hihi... ). Phải cái hắn nói giọng cóc chết gì (lúc ấy chưa fân biệt được), cứ mô tê, chi mô răng rứa loạn xì ngậu lên hết cả, làm mình ù tai, nghe chẳng hiểu nó nói gì, cứ fải hỏi đi hỏi lại. Thế cùng thì cũng fải cố mà hiểu chứ còn biết mần ra răng. Sau ít ngày rồi cũng hiểu dần dần. Té ra hắn người huyện Can Lộc, Hà Tĩnh (lúc đó sát nhập nên gọi là Nghệ Tĩnh). Hắn là Trần Văn Miên, sau này học lớp Bán dẫn.

Chắc những ngày chờ nhập trường này các bạn ở Hà Nội thì đến trường ghi tên rồi về, không biết các bạn gái ở đâu, còn bọn ‘cua đồng đực’ chúng mình thì ở tập thể trong ngôi nhà lá được dựng bởi toàn tre, luồng (có lẽ được chở về từ Lạng Sơn - cơ sở sơ tán của Khoa VT), tọa lạc trên miếng đất hoang, nằm sát sông Tô Lịch, ngay cạnh cầu B8. (Bây giờ khó mà nhận ra! Ngày ấy còn có có con đường tắt đi từ đây đến Nhà ăn số 3, là 1 lối mòn còn vương nhiều cỏ). Trong nhà 2 bên là 2 dãy ‘giường’ được dựng lên bằng các đoạn gốc luồng chôn chặt xuống nền đất, trên là những cây luồng quây làm thành fản, và đan thành tấm chạy dọc theo chiều dài nhà. Các tân SV tương lai nằm sát nhau, mỗi thằng chiếm diện tích đúng bằng cái chiếu 1.

Tiền ăn mỗi tháng fải đóng 18 đồng, sau này (nhờ ơn Đảng ơn Bác) mình được miễn giảm toàn bộ vì nhà nghèo, ngoài ra còn được cấp thêm mỗi tháng 4 đồng tiêu vặt. (Thời đó cái bánh mì = 250 gam tem lương thực + 1 hào, nếu không có tem thì 4 hào. Sáng mà đớp 1 cái bánh mì này thì học cả ngày chất fải biết. Nói thêm để con cháu có đọc còn biết mà so sánh: năm 1975 ra công tác, lương của kỹ sư tập sự (còn gọi là khởi điểm) của mình là 63 đồng). Ngày 2 bữa trưa, chiều thưởng ngoạn tại nhà ăn số 3. Nhận cơm bằng fiếu ăn (chuyện fiếu ăn kể sau), 4 đến 6 mống 1 mâm. Mỗi mâm bao giờ cũng có 2 xoong (1 cơm, 1 canh hoặc nước luộc rau) và 2 đĩa (1 rau, 1 thức ăn mặn). Mỗi bữa mỗi mạng được 2 vực bát cơm và 1 chiếc bánh mỳ 250 gam, sau này mới xuất hiện khái niệm '2 bát mốt'. Tất nhiên thức ăn thì 'khiêm tốn' đến mức tối thiểu. Sáng tự túc. Mình thường nhịn sáng cho tiện. So với SV bây giờ thì thời đó là 'thiên đường cộng sản'. Tuy chưa đủ no nhưng với mình thì quá tuyệt vời. Vì ở quê còn bị ăn uống ít hơn mà lao động chân tay nặng nhọc gấp trăm lần. Mình đi đâu cũng cặp kè với thằng ‘Miên ẻ’. Mãi chẳng lần ra cô bạn đồng niên, đồng môn, đồng hương (cấp xã) ở nhà nào và cũng chẳng biết ông già về quê từ ngày nào nữa!
 
Các bọ có nhận ra đây là đâu không?

Có lần 2 thằng rủ nhau đi ‘khám fá’ trường để thỏa tính tò mò. Khi lò dò bước trong hành lang tầng 1 nhà C1 mà người cứ lâng lâng, tưởng mình đang mơ. Sao mà to rộng thế, hoành tráng thế. Chỉ riêng 1 góc hành lang này cũng còn to hơn, cao hơn cái Hội trường huyện mình chứ chẳng thèm so với xã. Nghĩ cứ tiếc cho họ hàng, hàng xóm cùng mấy thằng bạn ở quê không được chiêm ngưỡng, không được dạo bước như mình thế này trong 1 cái hành lang rộng lớn nhường ấy! Và tuy chưa trở thành SV chính thức, nhưng cũng đã nảy chút ‘tự hào’! Viết thư về nhà khoe rinh tý mẹt. Mình hỏi cảm tưởng Miên ẻ, hắn nói: choa cũng rứa, à quên tao cũng thế. Quả là ngây thơ hơn cả gái lên 10!

Khuôn viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội khi ấy rất rộng và hầu như độc lập với phố phường. Phía giáp đường Nam Bộ, giờ đổi tên là đường Lê Duẩn, được ngăn cách bằng hàng rào dây thép gai, cao chừng 1,8m. Phỉa giáp đường Đại Cồ Việt thì cũng đc rào bằng dây thép gai tại phần khu C và bờ tường xây bằng gạch ba-banh tại phần khu B. Đây là 2 phía mà sinh viên dễ trốn ra ngoài nhất. Khi ấy tuyệt đại đa số SV đều ở nội trú. Cùng với vị trí có tính tách biệt, nó ấm cúng, tuy fa lẫn giữa cũ kỹ và hiện đại, nhưng nó riêng ra là khu trường học chứ không nhộn nhạo, fa trộn fố xá như bây giờ. Bên kia đường Đại Cồ Việt là Công viên Thống Nhất với hồ 7 mẫu xanh xanh, được che phủ bởi rất nhiều các loại cây to, cao, rợp mát, là nơi tự học, tự ôn bài, thư giãn của rất nhiều SV thời ấy. Trường chia thành 3 khu rõ rệt. Khu A là khu trường cũ, gồm các giảng đường đều do Pháp xây dưng, nổi tiếng là giảng đường 250, nhà E, nhà Bát giác,... , thư viện, fòng thí nghiệm, xưởng sản xuất thực nghiệm của các khoa, bệnh xá, gắn liền với sân vận động là cổng Bạch Mai. Khu B là khu nhà ở của giáo viên, cán bộ, CNV, SV của trường, (như B5, B8..., khu B này nhiều chuyện hay đến ngất ngây luôn!), gắn liền là cổng Đại Cồ Việt. Trước cửa nhà B8 là 1 khoảng sân đất rộng bởi nơi đây hình thành 1 ngã 3 với lối rẽ vào B6, B7.... Đối diện bên kia sông Tô Lịch đen ngòm là khoảng sân cỏ khá rộng, đá bóng thoải mái với dãy nhà tắm chạy dài suốt dọc đường đi (rất tiện lợi). Khu C là khu trường mới, do Liên Xô tài trợ thiết kế và xây dựng, (tất nhiên công nhân là người Việt), nơi như còn ghi lại rất nhiều kỳ tích bi hài của không gì K14VT. Nó gồm rất nhiều giảng đường to nhỏ, nổi trội là giảng đường C2, 'hội trường dốc C1', nhà C9 nơi khoa Vô tuyến chiếm giữ, các fòng thí nghiệm, thư viện hiện đại, gắn với cổng Parapol hoành tráng, quay ra đường Nam Bộ (tên lúc đó).

Ngày ấy có quy định, buổi tối SV không được ra khỏi trường qúa 10 rưỡi đêm, (mình cho là hay). Điều đó nay nghe như điều ngớ ngẩn. Vì quy định ấy mới fát sinh ra 'Con đường Phạm Đồng Điện' - quý danh Thầy Hiệu trưởng nhà trường lúc đó - chui qua lớp rào thép gai giáp đường Nam Bộ và đoạn trèo tường fía đường Đại Cồ Việt, là những lối cho các anh các chị nào nhỡ la cà fố xá hoặc mải yêu đương quên mất cả giờ về. Chẳng may chú nào bị Bảo vệ tóm được cũng bị báo lên khoa, nhắc nhở hoặc thậm chí bị kiểm điểm, fiền hà ra fết. Cái khu đất Bách khoa năm xưa ấy nay đã bị xé lẻ ra thành nhiều trường, nhiều fố, (cái này bác Mạnh Quang và Nguyễn Khuyến nắm rõ), mỗi trường 1 khác, thành ra khi SV bước ra khỏi giảng đường là hòa vào guồng chảy fố fường, lối sống chộp gựt, láo nháo, ồn ào chẳng khác mấy chợ Trời.

Ở nhà lá cạnh B8 ấy, bọn mình chờ mọi người từ khắp nơi về nhập trường, được bao lâu không nhớ thì loa công cộng của trường (loại loa nén của ông anh CCCP - 'các chú cứ phá -
Liên Xô cũ' - cho, treo ngay trên cây sát nhà B8), loan tin Bác ốm nặng rồi hôm sau tin Bác mất. Cả trường, cả Hà Nội và chắc chắn cả nước như dừng hết cả lại. Tất nhiên việc tựu trường của khóa mình cũng fải dừng lại, đâu ở yên đấy, an ninh được thắt chặt. Nếu mình nhớ không nhầm thì những ngày ấy trời mưa liên miên. Mình với thằng Miên cũng khóc thật sự, (ngày ấy còn vô tư và trong sáng lắm, chưa có chất xám (kỹ thuật) như bây giờ!), bàn nhau nhảy tàu điện lên Ba Đình chui, luồn, chen lấn để làm sao nhìn thấy Bác vì đã thấy Bác bao giờ đâu, chỉ 'gặp' trong sách báo. Nhưng mọi cố gắng của 2 con cua đồng đều thất bại thảm hại, cái thu được là những bữa đi bộ cả ngày, bỏ cơm, đói dài người.

Hôm truy điệu và viếng Bác lần cuối, mình và Miên rủ nhau đi thật sớm. Tàu điện chật cứng, chỉ còn nước đi bộ, len nhau mà đi. Cố lắm cũng chỉ mon men mép ngoài sân quảng trường Ba Đình, sao mà 'thấy' Bác được! Ai cũng như ai, mặt ỉu xìu, buồn rười rượi. Nhiều người khóc thật sự, nhất là khi Bí thư Lê Duẩn đọc Điếu văn. (Nhưng cũng chẳng đến nỗi u mê như đám tang Iêng Ung gì gì ấy bên Bắc Triều vừa rồi đâu). Phải nói thật, trời fú cho ông Duẩn cái giọng đọc điếu. Nói cách khác ông Duẩn rất hợp cho việc đọc điếu văn! Có lẽ trên đời này chưa có ai đọc điếu văn hay như ông. Tất nhiên cộng với lòng tiếc thương vô hạn từ mỗi con người, giọng đọc của ông nó thống thiết làm sao, nghẹn ngào làm sao, xúc động làm sao, như nạo vét trái tim người nghe, làm chảy nước mũi, làm rơi nước mắt những người vốn định ghìm nén trong lòng đến tận cùng nỗi đau thương mất mát.

Rồi cuộc sống vẫn chẳng ngừng trôi, ai lại vào việc nấy. Mình với Miên ẻ ngày chén 2 bữa, đêm ngủ fản tre, chờ bạn bè đến trường cho đầy đủ. Mọi người đến nhập trường đông dần lên, giới thiệu, làm quen ầm ỹ, đủ giọng Bắc Trung Nam, đủ fong cách. Nhưng đối với mình ấn tượng nhất về bạn bè của những ngày tựu trường này - những ngày đầu bỡ ngỡ giữa chốn kinh kỳ - còn nhớ đến tận giờ là chỉ có thằng 'Miên ẻ', vì hắn hay nói tau ẻ vô, ẻ vô.


Rồi cả khoa hành quân sơ tán lên huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây xây dựng cơ sở và cuộc đời SV bắt đầu.

Hy vọng còn mổ cò tiếp!
(các bọ bổ xung và viết tiếp đi nhé)
Được đăng bởi honngv vào lúc 00:25


Làng tôi -1
Gõ đại bởi honngv, 9/2012

Làng tôi trước khoảng những năm 60 của thế kỷ trước có tên là làng Bất Nạo. Vào Google chấm tiên lãng kích fát ra cỡ ‘tỷ’ làng, ‘tỷ’ tổng trên cả nước chung cái tên này. Thế mới biết trước đây các Triều đại fong kiến hoặc người Pháp đặt địa danh hay chừng nào, (có hay mới nhiều như vậy). Cũng qua Gúc cho hay “Bất Nạo” hiểu nôm na là “không cong”, kiên định. “Bất Nạo” nghe có vẻ nho nhã, học thức hơn tỷ cái tên cải lương, dở hơi hiện nay như Quyết Tâm, Quyết Tiến, Quyết Thắng… Nghe cứ như hô khẩu hiệu, trong khi dân cần chó gì đến quyết tiến với chả quyết thắng. Dân cần cơm áo gạo tiền, cần kẻ nói có người nghe! Phải chăng việc đổi tên như vậy đã ‘vô tình’ (?) làm lùn đi nền Văn hóa Đại Việt, cái văn hóa làng xã lâu đời của dải đất ‘lưng còng’ này! Và nó cũng làm lùn đi cái tri thức của muôn dân.

Nói như Trịnh Công Sơn, dân làng tôi thật quá ‘long đong’. Thuở nhỏ nghe các Cụ kể lại, làng tôi đã fải dời làng đến mấy lần. Còn nhớ năm tôi 3-4 tuổi (1953-1954) làng tôi cách đường 5 và đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chỉ hơn 1 cây số, lại nằm sát bờ sông Quỳnh Khê, con sông nhỏ, không những cung cấp nước tưới cho cả huyện mà còn cấp nước ăn cho dân cả thành phố Hải Phòng.

Dọc đường 5 Pháp lập rất nhiều làng tề. Nhưng dân làng tôi (đúng ra là Việt Minh xui) ‘cứng cổ’, không những không lập tề mà du kích làng còn hoạt động rất mạnh. Các ông bà du kích, chẳng biết bằng cách nào (nghe chú tôi kể rồi nhưng quên) thường chôn mìn làm nổ tung rất nhiều đoàn tàu xe quân sự của Pháp.


Cứ sau mỗi lần như vậy quân Pháp lại tăng cường đi càn trong làng để tìm diệt du kích, kể cả những người mà chúng cho là có dính lứu đến du kích. Thành thử tất cả đàn ông (tôi gọi bằng cha chú) trong làng dù không là du kích đều bị Pháp đánh, tra tấn rất giã man hoặc ngay trong làng hoặc sau khi bị bắt lên đồn. Ông chú tôi được nếm quá nhiều lần đòn của Pháp đến độ bị điếc cả đời. Bố của ông bạn nối khố với tôi bị bắn ngay trong làng. Vào cái năm tôi 3-4 tuổi ấy, để fục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ đang diễn ra, theo chỉ thị từ trung ương, du kích làng tôi càng đánh đổ nhiều tàu xe của Pháp. Hậu quả quân Pháp càng lùng sục tợn. Tôi còn nhớ, một đêm mẹ tôi đang ôm tôi ngủ thì 3-4 lính Pháp xộc thẳng vào nhà bắt bố tôi. Lần đầu tiên tôi thấy người Pháp. Chúng lôi ông ra bờ sông tra tấn. Nằm trong nhà tôi nghe rõ những tiếng huỳnh huỵch, tiếng kêu ôi, ối... Chắc chúng dùng báng súng đánh ông. Tôi sợ fát khiếp, khóc rống lên. Nhưng mẹ tôi bịp mồm tôi lại. Tôi chỉ biết nói đi nói lại: mẹ đi cứu bố đi. Mẹ tôi chỉ ậm ừ dỗ tôi. Sau đó thế nào tôi không nhớ, chỉ mãi về sau khi đã lớn tôi mới fát hiện một đầu ngón tay của bối tôi bị quặc vuông góc, không duỗi ra được. Ông nói đó là do bị trận đòn năm ấy.

Rồi không hiểu nguyên cớ gì, bé tí tôi đã fải chứng kiến cảnh dời làng. Cũng như khi ‘chạy giặc’ – chạy tránh những trận càn của quân Pháp - tôi được mẹ cho ngồi trong 1 cái thúng đặt vào 1 bên quang, bên kia là nồi niêu, chổi cùn rế rách mà gánh đi. Làng mới chỉ cách làng cũ không đầy 1 cây số, nhưng rất gần con đường liên huyện, đường 188. Dọc con đường này, cứ cách khoảng 3 cây số Pháp lại xây 1 bốt bê tông cốt thép, xung quanh nhiều lỗ châu mai. Trên nóc đặt 1 khẩu súng máy, thân fình to, như con ba ba, quay được 4 xung quanh. Dân làng gọi là ‘súng ba ba’. Sau này lớn lên tôi nghĩ làng tôi fải dời đến gần đường 188 là để thuận tiện cho việc kiểm soát của quân Pháp. Đầu làng vốn có ngôi chùa thiêng lắm, gọi là chùa Sơn. Pháp bắt fá bỏ để xây bốt. (20 năm sau học đại học, sơ tán tận Hà Bắc, có người vô tình chỉ xem bàn tay tôi mà nhắc tới ngôi chùa này. Sợ!). Kề sát bên Chùa là Giếng Chùa Sơn, nước rất trong. Ngày bé tôi thường gánh nước ăn từ giếng này. Nay giếng vẫn còn.

Tuy vậy ngày hòa bình lập lại (1954) làng tôi chả ồn ào, ầm ĩ gì. Chỉ thấy có ông cậu tôi về làng từ lính ‘giải fóng Điện Biên’, lính cụ Giáp. Cả cuộc đời ông sau này toàn đói kém, bần hàn.

Yên bình được khoảng 2 năm thì cải cách ruộng đất. Làng tôi (cũng như bao làng quê khác trên miền Bắc) vừa thoát khỏi ách đô hộ của Pháp lại lâm vào ‘cảnh nồi da nấu thịt’ do ‘quân ta đánh quân mình’. Khắp cả làng, người thì ủ rũ, kẻ thì khí thế hừng hực, đâu đâu cũng thấy rỉ tai xì xào, nặng bầu không khí cảnh giác ngờ vực lẫn nhau. Câu nói đầu lưỡi của mọi người là ‘thầy đội, thầy đội’. Các thầy đội này đi lại nghênh ngang trước sự khúm núm của dân làng và bất kỳ lúc nào cũng đánh, đấm những người đang bị cùm chân mà chẳng cần rõ nguyên cớ nào. Chuồng trâu nhà tôi trở thành 1 trong những nơi cùm giam những người gọi là địa chủ, những người còn mới hôm qua tạo giúp miếng cơm, manh áo, con trâu, cái cày cho những người hôm nay đấu tố họ. Tôi còn nhớ những cái cùm gỗ to chắc nặng, kẹp cổ chân đến tóe máu, đến mưng mủ của những người giỏi làm ruộng này. Quần áo họ tả tơi, người, mặt thâm quầng lộ rõ những chỗ bị đánh. Hằng đêm cứ thấy bố mẹ tôi thì thà thì thào, rồi thậm thụt mang khoai, cơm nắm xuống chuồng trâu dúi cho những người bị cùm. Bọn trẻ chúng tôi thường ngồi xem và nghe lỏm các cuộc đấu tố, những lời tố thô thiển, tục tĩu, vu cáo đến trắng trợn. Mãi sau này các chú kể lại tôi mới hiểu và mới biết có người Tàu giám sát trong các cuộc đấu tố đó. Có buổi sáng bọn trẻ chúng tôi theo dân làng đi xem một vụ xử bắn địa chủ. Tôi không muốn kể lại tỷ mỷ vì ai cũng biết cả rồi, chỉ nhắc lại một điều: trước khi bắn họ, người ta vẫn còn làm nhục họ một cách thậm tệ.

Sau cải cách ruộng đất, làng tôi xác xơ, tiêu điều, ảm đạm. Dù còn bé tôi vẫn thấy được cảnh chia rẽ, chửi bới, cấu xe lẫn nhau, kể cả những người trong cùng một họ.

- “Làng tôi”, MP3, ca sĩ Bảo Yến trình bày, thể loại Tiền Chiến, chất lượng 320kb
-  “Giọt Nước Mắt Cho Quê Hương”, tác giả Trịnh Công Sơn, Trình bày ca sĩ Kim Ngọc, chất lượng 192kb


Làng tôi - 2
Gõ đại bởi honngv, 10/2012

Chưa kịp ‘hồi sinh’ sau cải cách ruộng đất, và vừa mới thực hiện khẩu hiệu “Chia ruộng đất cho dân cày” chưa trọn 2 năm (1954 - 1956), cái khẩu hiệu mà vì nó bao máu xương mất mát, bao tiền của dân làng đóng góp cho cách mạng, hòn đất chưa kịp trở mình, cái cây chưa quen hơi đất, dân làng tôi lại bị ‘tước’ sạch ruộng đất để xung vào cái gọi là Hợp tác xã nông nghiệp (HTX), theo mô hình của Liên Xô (CCCP – các chú cứ phá).

Bố mẹ tôi chần chừ, chẳng vào HTX ngay. Nhưng sau 1 năm bị ‘làm fiền’, cấm đoán đủ thứ, năm 1957 các Cụ buộc fải trở thành xã viên HTX. Trong cái dở có ‘cái may’, nhờ vào HTX mà hôm nay tôi mới ngồi đây mổ cò bài này mong được gửi tới các bạn một vài dấu ấn thời thơ ấu mà tôi còn nhớ. Trong khi đó ông bạn cạnh nhà tôi, học cùng nhau từ cấp I, cấp II, cùng tự quấn tai nghe Galen rồi chăng sợi dây làm angten để nghe đài tiếng nói Việt Nam, (lúc ấy là oách lắm vì chưa có đài, chưa có loa công cộng), lên cấp III chính quyền không cho học tiếp vì gia đình không vào HTX. Bực mình, quyết kg chịu thua chị kém em, nhất là khi tôi vào đại học, lão nói không thể ‘kém’ tôi nên lão tìm đường đi tàu vosco, giàu ú ụ, nhà cao cửa rộng, ô tô đen bóng lúc bấy giờ là kinh lắm, con cái thành đạt, mua đất tậu nhà cho con cái ở ngay TP Hải Phòng, lại còn giúp bà con láng giềng lúc cơ hàn. Giờ tôi về quê, thỉnh thoảng vẫn ngồi nhờ ô tô của lão, oai như cóc tía! Đúng là Trời có mắt.

Tuy còn nhỏ, tôi vẫn vừa học vừa làm. HTX chấp nhận vì nhà tôi neo người, bố mẹ tôi đã yếu. Thế là mùa nào việc nấy, từ đắp bờ vùng bờ thuở (lại theo kiểu CCCP), đến tất cả công việc đồng áng: cày bừa, tát nước, gánh fân, nhổ cỏ, gặt hái… làm tất. Làm cả ngày, ghi sổ được 5 hay 6 điểm. 10 điểm bằng 1 công. Mỗi công đến mùa được chia vài lạng thóc tươi. Chả khác ăn xin!

Mỗi thôn trong làng có 1 đến 2 sân lát gạch hay vôi rộng, gọi là ‘sân hợp tác’ hay ‘sân kho’, vì nó gắn liền với 1 vài gian nhà nhỏ làm nơi chứa thóc của Đội sản xuất, gọi tắt là ‘đội’. Mùa gặt, ban ngày gặt lúa ngoài đồng, gánh tất về sân kho. Tối đập lúa bằng 1 cái néo, đập vào đít cái cối đá kê nghiêng thành 1 vòng tròn rộng. Những đêm trăng sáng mà đập lúa sân kho cũng vui. Thanh niên kể cả các cô các bác trong Đội cứ 2 người đập 1 cối, vừa đập lúa vừa tán khoác như Trạng hoặc nhằm quăng lượm rơm vào người mình trêu, mặc dù mệt thấy ông bà ông vải. Gõ đến đây lại nhớ cái bài gì ấy của thằng ‘Trời đánh Thánh vật’ PhọtPhẹt. Ai đời nó lại nói nó hay nhìn trời qua háng người đàn bà. Kinh. Nó thì nói xạo thôi. Nhưng tôi vẫn cảm thông và fục nó, vì trong những đêm đập lúa ấy tôi đã không ít hơn 1 vài lần vô tình nhòm Trăng qua háng 1 bà cô, có thấy mẹ gì đâu. Đúng thằng Phẹt chỉ nói fét! Giờ bà cô còn sống và đã lên chức cụ. Con gái bà mang tên 1 thứ mà chị em đều thích, có đống con. Cô giống mẹ, thời trẻ cực ngon. hehe…

Sau khi đập lúa đến khuya thường 1 số con trai ngủ ngay tại sân kho. Có bọn lớn hơn tôi vài tuổi chơi bời hay tán gái đâu đó cũng về đây ngủ, vì lúc ấy chưa có điện, rúc trong nhà tranh lụp xụp nóng như lò gạch. Chúng thường kể chuyện gái gú trước khi ngáy, kể cả chuyện mô tả chị H con bà N (người trong làng) giỏi làm chuyện ấy thế nào. Chúng còn cuộc nhau, giờ này mà ra rặng chuối bờ đầm làng Oi thế nào cũng tóm được chị H đang hành sự. Chúng kể đến tỷ mỷ làm tôi tuy chưa hiểu mấy mà người như hâm hấp sốt! Hội này nay tôi về quê thỉnh thoảng vẫn gặp, có người uống rượu như nước lã, có người đã mất.

Mùa thu hoạch khoai lang, tôi ghét nhất việc thái và fơi khoai. Ấy là vì đang tuổi ăn tuổi ngủ, lại ban ngày làm đã mệt, 4 giờ sáng bà thím đã đánh thức bắt ra sân kho quét để giành lấy 1 khoảng sân, nếu kg muốn khoai bị thối. Phải tranh nhau sân fơi vì bấy giờ đại đa số các nhà trong làng chỉ có sân đất. Sau đó về ngồi chàng háng thái khoai bằng 1 dụng cụ bán chuyên nghiệp gọi là ‘cầu thái khoai’. Củ khoai sau khi đã được rửa sạch vỏ, bị cái cần gỗ giật mạnh, ép vào hàng lưỡi cắt dạng răng lược, những miếng khoai hình con chì oằn mình chui ra. Fần vì còn bé, fần vì ngủ gật nên nhiều lần tôi tự thái tay mình.

Các bạn thử tưởng tượng, 1 mình bé như củ khoai, mỗi rạng sáng ngồi trước 1 đống khoai lang to hơn cái bàn để máy tính thời nay, vỏ bám đầy đất mà rửa cho hết từng củ 1 bằng bối rác, xong lại thái rồi đem fơi sẽ thấy sự ngao ngán của tôi đến mức nào! Cả tháng liền như thế.

Cạnh làng tôi là làng Đò, (cô bạn đồng môn ở “Một thời để nhớ” người làng này). Khoai làng Đò bấy giờ ngon nổi tiếng. Chả thế mà trong dân gian (ít nhất là ở quê tôi) vẫn tồn tại câu: “Khoai làng Đò, giò Hà Nội”. Có lẽ vì đất làng này fa cát. Nồi khoai luộc vừa sôi đã tỏa mùi thơm nưng nức, đặc mùi thôn quê. Loại khoai chuột (to bàng con chuột) có vỏ màu vàng nhạt vừa bở vừa thơm. Cắn 1 miếng gần như tan ngay trong miệng, na ná giống Bánh Đậu Xanh Hải Dương bây giờ, tất nhiên nhạt vị ngọt hơn. Những trưa hè oi ả, đi bắt cua ngoi về, da đen xạm, ngồi fệt dưới bóng mát của bụi tre, chờ từng cơn gió mà húp bát cháo khoai thấy quá đã. Nay khoai làng Đò không còn nữa vì đất làng Đò đã biến chất, bạc mầu bởi trăm loại hóa chất của thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

Khoai lang sau khi fơi kiệt nước cho vào thùng bọc lá chuối khô để dành. Nếu đem giã nhỏ, rây mịn, nặn thành những chiếc bánh như bánh bao, rồi đem hấp hay luộc chín. Để nguội ăn nó quanh quánh, dai dai, ngọt thơm, ngon cực.

Tôi thích nhất vụ mùa vào khoảng tháng 10 (âm lịch) đi bừa ruộng ải. Dế đủ các cỡ các loại trú ngụ trong đất ải bị bừa vỡ tơi ra bơi loằng ngoằng trên mặt nước bị các chú chim (tên quên rồi) lao mình xuống đớp. Bọn nhỏ chúng tôi làm những chiếc bẫy, hai cánh bằng tre, nối sẵn 1 vòng dây thòng lọng, bị kéo cong lại và được giữ chặt bởi 1 cái cá. Trên đầu cái cá buộc 1 chú dế sống. Khi chú chim xấu số mổ dế, cái cá bị tuột, 2 cánh bẫy bung mạnh ra như 2 cánh cung, kéo vòng dây thít chặt cổ chú chim. Bọn nhỏ đặt bẫy xong ngồi chờ ở đầu bờ trong khi người trâu vẫn bừa dưới ruộng, mỗi khi có 1 chú chim sa bẫy lại hò reo vang cả cánh đồng.

Vào cỡ tháng ba, vụ chiêm, (ngày ấy chưa có vụ xuân), sau những trận mưa đầu mùa: “Lúa chiêm ngấp ngé đầu bờ/ hễ nghe tiếng sấm mở cờ mà lên”, cả cánh đồng tuyền màu xanh, uốn lượn như sóng theo chiều gió, trông thật bắt mắt. Cứ mỗi trận mưa to nước tràn lênh láng, không khí mát rượi, trong lành. Chúng tôi, kể cả bọn con gái trong làng đội mưa, dùng cái rổ tre hứng ngang dòng nước chảy, trên fủ ít lá rong rêu để cá trong rổ không nhảy ra được, gọi là đơm tràn. Rất vui. Cá tôm đơm tràn có vị ngon riêng, không giống tôm cá khác, thường kho nhạt với quả chay, chén vã ngon tận tới dạ dầy.

Mưa rào tháng 5 tháng 6, châu chấu rất nhiều. Bọn tôi mình trần, quần đùi, không mũ nón chạy khắp cánh đồng đuổi bắt châu chấu, bỏ vào cái chai đạy nút bằng vài cọng rạ. Về thả vào nước nóng, vặt cánh, vặt chân, vặt đầu, rút ruột, xào lá chanh, thơm lừng cả làng.

Mùa hè, vào những ngày có gió, chiều mát bọn tôi thường chơi hoặc tham gia thả diều với các anh các chú quanh xóm. Lăng xăng giữ dây, chỉnh lèo, rồi rong diều vui như hội. Tiếng sáo diều vi vu cả làng đều nghe rõ. Đêm nghe tiếng sáo diều ngủ lúc nào kg biết.
….
Bọn trẻ nông thôn ngày ấy, mùa nào việc nấy, trò chơi ấy, thú vui ấy. Tất mọi trò đều là vừa chơi lại như vừa làm vừa học. Và đặc biệt nó gắn liền với bờ tre, cánh đồng, dòng sông, giếng nước, lúa, trâu, cây cỏ… Có lẽ chính vì thế mà tình yêu quê, nỗi khắc khoải với quê của bọn tôi khác xa bọn trẻ bây giờ.

Nhớ quê
Kg nhớ tác giả

Lâu không về lòng ta lại nhớ
Mảnh đất quê hương in vết chân trần
Nhớ ruộng lúa nuôi ta từ tấm  bé    
Nhớ dòng sông gội rửa những nhọc nhằn.

Lâu không về lòng ta lại nhớ
Đường đống quê hương che chở vạn
                                                      Linh hồn.
Nén nhang thắp giữa đất trời gió lộng
Tiếng sấm vang rền
                         Vọng sáng
                                         Bóng Tiền nhân…


Quê hương tuổi thơ tôi - Mỹ Tâm – MP3



Làng tôi - 3
Gõ đại bởi honngv, 10/2012

Hơn 7 tuổi (1957-1958) bố mẹ mới cho tôi đi học vì tôi bé như con chim chích. Tôi fải học hơn 1 năm lớp Vỡ lòng rồi mới lên lớp 1. Người thầy đầu tiên dạy tôi biết chữ là người ngay trong làng tôi mà tôi gọi là chú theo tình nghĩa hàng xóm láng giềng. Ông dạy học từ thời Pháp thuộc. Nay ông đã già yếu. Về gặp ông nhúc nhắc cùng chiếc gậy tre trên con đường làng, nhắc lại thời dạy học thẫm tình người ấy ông vẫn rưng rưng giọt nước mắt già nua.

Những con chữ đầu tiên ông dạy chúng tôi: “O tròn như quả trứng gà / Ô thì đội mũ, Ơ thì thêm râu”. Chúng tôi vừa nhận mặt con chữ vừa tập viết. Ban đầu thì tô theo nét chì của ông, sau tự viết. Tôi thường được ông giao cho việc ‘bắt tay’ giúp những đứa viết xấu hoặc chưa biết viết. Ngày ấy lớp Vỡ lòng chỉ có học viết. Đứa nào viết còn nghệch ngoạc thường bị bắt giơ ngửa lòng bàn tay ra để lĩnh đủ vài nhát thước và tất nhiên chưa được lên lớp 1. (Cứ theo chuẩn này bọn con tôi dù giờ đã tốt nghiệp đại học cũng chưa chắc được học lớp 1 thời ấy).

Năm 1964, tôi đang học cấp II, Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc. Hàng hóa cực kỳ khan hiếm đến độ kg có vải để may quần áo. Chúng tôi đi học mặc quần nâu áo vá là bình thường. Còn nhớ giấy không có mà viết, chúng tôi fải nhặt giấy cũ, đem ngâm vôi cho bạc vết mực, fơi khô, viết tạm. Thầy cô chấm bài đến mờ mắt vì giấy, chữ nhòe, nhưng vô cùng thương học sinh. Năm ấy cũng là năm các cơ quan cấp huyện sơ tán về làng tôi. (Không ngờ dính đến ‘số kiếp’ tôi sau này). Rồi đến dân Hải Phòng trong đó có các bạn học sinh cũng sơ tán về làng tôi, xã tôi.

Những trận bom Mỹ thả xuống cầu Phú Lương, đặc biệt cầu Lai Vu làm rung chuyển cả làng tôi, vì làng chả cách cầu Lai Vu là mấy. Một tối, 1 ‘chú’ fi công Mỹ chắc ‘buồn ngủ’, sau cú bổ nhào xuống ném bom cầu Lai Vu, lượn sát sạt qua làng tôi và quăng nốt số bom còn lại để bay ra biển (hướng Hải Phòng) cho nhẹ. Có người bảo do tối đó diễn ra cuộc họp của cán bộ huyện tại trường cấp II, có gián điệp báo với Mỹ. Rõ là quan trọng hóa cho ‘thêm fần long trọng’. Thế là làng tôi xơi trọn 1 vệt bom dài khoảng 500 mét, như vệt bom B52, kể từ trường cấp II xã. Ngôi trường tôi đang học bay gần hết. Gia đình ông L không còn người nào, không tìm được xác. Nhà và vườn của ông biến thành 1 hố bom sâu to hơn Giếng Chùa Sơn. Cả làng, cả xã thức trắng đêm tìm kiếm cứu người. Ai cũng nói ‘chú’ fi công Mỹ ấn nút bom sớm hơn cỡ 1 giây thôi thì hôm nay tôi chả còn ngồi gõ thế này. Hú vía!

Việc làm ăn trong HTX chẳng đâu vào đâu, điển hình cho câu thành ngữ “Cha chung không ai khóc”. Dân cơ cực hơn, nghèo hơn. Họ xoay ra làm nghề fụ. Một vài nhà trong làng sắm vó bè đặt dọc bờ con sông nhỏ có tên mỹ miều: ‘sông Quỳnh Khê’. Ông chú tôi cũng sắm 1 cái. Nhiều đêm thức trắng kéo vó bằng 1 sợi chão to gần bằng cổ tay, fồng rộp hết 2 bàn tay mà sáng ra chỉ được ít cá vụn. Ông còn kiêm luôn nghề đóng gạch (thủ công) và tất nhiên tôi trở thành thợ giáo đất và đóng gạch thành thần với cái lưng đau nhức sau mỗi ngày làm việc.

Cùng lúc ấy, không hiểu ai làm đầu tiên, âu cũng là do ‘cái khó ló cái khôn’, bọn trẻ chúng tôi bắt chước nhau làm 1 công việc thú vị nhưng không kém fần vất vả: cất vó tôm. Những chiếc vó làm bằng vải màn cũ, hình vuông, khâu rường mỗi chiều khoảng 5-60 fân. Bốn góc được cột chặt vào bốn đầu cùng của hai thanh tre buộc vuông góc nhau tạo thành chiếc vó. Tôm đi ăn đêm nên fải cất vó ban đêm. Cứ chiều đi học hay làm đồng về, luộc vội ít bánh khoai lang khô, rang ít cám thơm làm mồi, mỗi thằng vác khoảng 2 chục chiếc vó đi rải dọc bờ sông, mỗi cái cánh nhau vài đến hơn 10 mét. Phải đi xa mới nhiều tôm, nơi xa nhất gọi là Đồng Diềng cách làng khoảng 3 cây số. Đêm tối đen như mực. Xa xa những đốm sáng lập lòe như ma chơi. Tay xách ngọn đèn dầu làm bằng chai thủy tinh đã cắt bỏ fần cổ, lò dò ì oặc men theo bờ sông. Nhiều lần bị thụt hố ướt bẩn hết cả. Cứ nghỉ khoảng 5 đến 15 fút lại đi cất hết 1 lượt 20 chiếc vó. Tôm thu được trút vào ‘vịt’. Vịt được đan bằng tre giống hình con vịt, 2 bên cánh buộc 2 ống tre rỗng để thả nửa nổi nửa chìm trên sông cho tôm sống. Có lúc ngồi ngủ quên, tôm ăn hết cả mồi cám. Thường đến 2, 3 giờ sáng hôm sau mới thu vó để về. Trên đường về, đứa nào cũng giành đi trước. Tôi thấp bé nhẹ cân, đống vó ngấm nước nặng nên hay bị đùn xuống đi sau cùng cái đoàn quân ‘thắng trận trở về’ ấy. Nhiều lần qua bãi tha ma bất thình lình tóc gáy dựng ngược, tim đập thình thịch, vã hết mồ hôi. Sợ vãi linh hồn.

Thích nhất là đêm nào được cất vó tôm cùng em Q. Em là em gái cô giáo dậy tôi môn văn, người Hải Phòng, sơ tán về trọ cách nhà tôi 1 mảnh vườn, lại như chung ngõ. Em đang thời fổng fao nhưng duyên dáng trong cái vỏ nhỏ nhắn, tròn lẳn, trắng trẻo đến độ tinh khiết như dễ vỡ. Đôi má căng hồng rõ mịn, nhìn đã thấy thơm. 2 con mắt đen láy, những khi lúng liếng như bắn đạn vào tim người đối diện. Nói năng nhẹ nhàng như gió thoảng, vâng vâng dạ dạ, rõ là con nhà gia giáo. Quần áo so với bọn quê mùa chúng tôi thì như công chúa trong truyện cổ tích. Tôi và 1 thằng bạn lớn tuổi nhất trong bọn luôn tranh giành nhau, mặc dù còn bé. Nhưng tôi học giỏi hơn hắn lại hót bùi tai hơn nên em hay chơi với tôi. Rủ em đêm cùng đi cất vó tôm, em chần chừ, suy nghĩ 1 hồi rồi đồng ý. Những lần ấy em cầm đèn đi trước soi đường, tôi đi sau. Vài lần bảo em kỹ thuật cất vó sao không gây động, tôm chưa kịp nhảy ra khỏi vó. Tay nâng tay và nâng cần vó, mũi hít hít mùi tóc mùi áo em át mùi tanh của tôm rêu. Lãng mạn hơn cóc ghẻ. Rồi em cũng thạo, tự mình làm được. Cất vó tôm là tiếp xúc trực tiếp với sông với nước, lại đêm tối mịt mù, nên chuyện biết bơi là bắt buộc. Em người thành fố, có lẽ chưa xuống nước bao giờ. Thành thử đương nhiên tôi kiêm cả ‘huấn luận viên bơi lội’. Khốn khổ cho cái thân tôi trong những lần dậy em bơi em lặn. Em, vô tư, con nít. Tôi, cũng con nít nhưng chẳng chịu vô tư. Thật chẳng khác Trời đầy! Vậy nên chuyện 2 đứa chỉ trên trời dưới đất, nhiều lúc chẳng ăn nhập gì. Nhưng em vui, em sướng, em hát suốt. Đi bên em nghe rõ mùi thơm từ mái tóc, quần áo, da thịt, lòng như lửa đốt mà chẳng biết fải làm sao. Hồi đầu năm (2012), họp đồng hương cấp III Kim Thành tại Hà Nội, em đến. Tôi hỏi sao ngày ấy dám đi cất vó đêm với anh. Em nói vì tinh nghịch mà thôi. Mất điện luôn. Rõ chán!

Vào năm 1967, 1968 gì đó, quê tôi bị 1 trận lụt lớn. Nước ngập ngang tường nhà. Vì là tường đất nên đa số các nhà bị đổ. Cây cối ngả nghiêng úa héo chết dần. Cả làng tôi chỉ còn cái nền nhà trường cấp II, rộng bằng sân bóng mini bây giờ là nhô lên mặt nước. Người, trâu, lợn, gà cả làng chen chúc nhau trên đó. Tất nhiên trong đó có bọn tôi và không thể không có em tôi, em Q ấy. Bọn tôi nghỉ học, chặt chuối, ghép thành những cái bè, chở mọi thứ ra tập kết trên nền trường. Sau đó ngày đêm chèo về làng bất cứ lúc nào, đến từng nhà nắm tình hình để ra báo cho gia chủ. Tôi lại rủ em đi bè cùng vì em đã biết bơi. Trong những ngày này chính em là người dạy tôi hát bài “Bài ca 5 tấn” của NS Nguyễn Văn Tý – bài hát vừa mới ra lò rất fổ biến và fù hợp lúc bấy giờ. Trên bè chuối, dập dình theo sóng, giữa biển nước mênh mông, hoàng hôn bao fủ, chỉ có 2 đứa. Cứ từng câu em hát trước, tôi rống sau. Mắt tôi nhìn nơi đâu, đầu tôi nghĩ cái gì, tiếng em hát như vọng như vang từ xa xăm đến làm sao tôi thuộc được. Em ngây thơ, chả biết, chả hiểu cho tôi thành thử cứ ra sức gào, ra sức dạy… Đầu năm vừa rồi gặp vẫn hỏi em còn nhớ cái ngày dậy anh ‘Bài ca 5 tấn’ không? Em nói nhớ chứ, nhớ chứ, quên sao được, lại còn thêm, sao ngày ấy anh ‘dốt’ thế? Nói giờ anh vẫn còn dốt, hôm nào dạy lại anh nhé. Cười.

Em được cái hay: việc gì cũng làm, cũng bắt chước, lại quá ngây thơ. Tôi cầm tay dậy em đánh chuyền (là trò chơi của con gái ở thôn quê), bắt em theo ra sông lặn mò rong, đánh dậm, hôi cá dưới ao bùn ngập đến tận háng... Buồn cười, con gái cành vàng lá ngọc, sinh ra và lớn lên ở thành phố, người lại mảnh khảnh, dễ gẫy nên làm gì cũng chả bằng tôi làm cố. Nhưng tôi cố tình rủ em làm mọi việc. Thế mà da em vẫn trắng, má em vẫn hồng, môi em vẫn mọng vẫn thắm. Thế mới tài!

Khuc Hat Song Que

Trở về dòng sông tuổi thơ - Mỹ Linh